Chiến tranh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ (1710-1711) Đại_chiến_Bắc_Âu

Vào tháng 12 năm 1710, Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman tuyên chiến với nước Nga. Do đó, Nga hoàng Pyotr Đại Đế lúc đang chinh phạt các tỉnh vùng Baltic của Thụy Điển lại phải chú tâm sang chuyện khác. Quân Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến trong cuộc Đại chiến Bắc Âu do nhận được lời cầu cứu từ vua Karl XII. Mùa Xuân năm sau, vua Thổ Nhĩ Kỳ sai quan Khâm sai Đại thần kéo 16 vạn đại quân Thổ - Tartar đến biên giới Ba Lan. Vào tháng 6 năm 1711, Nga hoàng kéo 38 nghìn quân Nga tới xứ Moldavia, họp binh với lãnh chúa xứ này. Ông kêu gọi các tín đồ Chính Thống giáo tại Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman phất cờ khởi nghĩa, nhưng thất bại. Cuối tháng đó, quân Thổ giáp mặt với quân Nga tại sông Pruth gần Jassy, xứ Moldavia. Quân Nga đều đói, do đó Nga hoàng không dám mở trận trong vòng hai tuần. Trận Pruth bùng nổ, quân Nga bị đánh tan tác và phải đầu hàng quân Thổ Nhĩ Kỳ. Vua Thổ tiến hành đàm phán, Nga hoàng buộc phải trả lại pháo đài Azov.[7]

Không những thế, Nga hoàng cũng phải chịu nhiều điều khoản bất lợi sau chiến bại thảm hại tại sông Pruth. Nhưng ông tỏ ra chậm chạp trong việc làm theo các điều khoản. Do đó, trong các năm 1711 - 1713, vua Thổ Nhĩ Kỳ lại tuyên chiến với nước Nga. Những cuộc chiến tranh không đổ máu đó kết thúc với Hòa ước Adrianople vào tháng 6 năm 1713, theo đó Nga hoàng Pyotr Đại Đế phải thừa nhận những điều khoản hết sức bất lợi mà vua Thổ đã đề xướng.[8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_chiến_Bắc_Âu http://www.timelines.info/history/conflict_and_war... http://books.google.com.vn/books?hl=en&id=wErzZ_lU... http://books.google.com.vn/books?id=2dvKLNxwVSkC&p... http://books.google.com.vn/books?id=5qXwAAAAMAAJ&q... http://books.google.com.vn/books?id=CPVoAAAAMAAJ&q... http://books.google.com.vn/books?id=NYnfAAAAMAAJ&q... http://books.google.com.vn/books?id=NfwNAAAAQAAJ&p... http://books.google.com.vn/books?id=SQRoAAAAMAAJ&q... http://books.google.com.vn/books?id=iS4vE33il3gC&p... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Great_...